Lễ cúng đổ móng nhà

Xuất phát từ quan niệm xưa kia của ông bà tổ tiên “An cư lạc nghiệp”, việc xây nhà mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do đó, trước khi làm nhà người ta thường làm các mâm lễ cúng, trong số đó là lễ cúng đổ móng nhà. Đây được xem là một lễ quan trọng nhất trong cả quá trình làm nhà cũng như các công trình lớn.

lễ cúng đổ móng nhà

 

Mâm cúng đổ móng nhà gồm những lễ vật gì?

Tùy theo vùng miền khác nhau sẽ có những lễ vật khác nhau. Tuy nhiên sự những lễ vật khác nhau này là không nhiều. Các lễ vật ở trong mâm cúng đã có từ rất lâu đời, chúng đều là những món lễ vật đơn giản, dễ tìm kiếm, chi phí phù hợp với các tầng lớp khác nhau của xã hội. Bởi vốn lễ vật không cần quá xa hoa cầu kì, điều quan trọng nhất chính là tấm lòng của gia chủ đối với thần linh.

Một mâm lễ cúng đổ móng nhà cần phải có những lễ vật như:

  • Một con gà luộc hoặc(đầu heo quay)
  • Một bộ tam sên
  • Một mâm ngũ quả
  • Một cặp đèn cầy
  • Giấy sớ và lễ tiền vàng cúng đổ móng nhà
  • Một đĩa gạo
  • Một đĩa muối
  • Một đĩa trầu cau(quả cau lá trầu hoặc trầu cau đã têm đều được)
  • Xôi, chè, cháo trắng
  • Rượu trắng
  • Nước suối
  • Bánh, kẹo, trà, thuốc lá, …
  • Nhang, hương cúng
  • Một lọ hoa tươi lớn

lễ cúng đổ móng nhà

 

Nếu bạn có điều kiện có thể sắm sửa thêm vào mâm lễ cúng đổ móng nhà của mình thêm phần đẩy đủ. Điều này tất nhiên là không bắt buộc, chỉ cần sắm sửa đủ những lễ vật cơ bản và lòng thành của gia chủ là đã đủ. Thổ công và các vị thần sẽ chứng cho bạn.

Cùng tìm hiểu về phong tục cúng đổ móng làm nhà của người Việt Nam

Lễ cúng đổ móng nhà

– Từ thuở xa xưa, người dân Việt Nam đã quen với quan niệm cúng bái. Ở mỗi địa phương, tỉnh thành sẽ có những phong tục riêng, lễ cúng riêng cũng như mâm cỗ cúng riêng nhưng đều chung một lòng thành tâm. Cha ông ta thường quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Do đó bất kể là tôn giáo hay đạo phật cũng thường làm lễ cúng đổ móng nhà. Việt Nam là một đất nước tâm linh, từ xưa đến nay mỗi dịp quan trọng như lễ, Tết, giỗ chạp, đầy tháng, cưới xin hay đổ móng nhà đều làm lễ cúng.

lễ cúng đổ móng nhà

Khi nào cần làm lễ cúng đổ móng nhà?

lễ cúng đổ móng nhà

 

Một căn nhà từ khi bắt đầu xây dựng cho tới khi hoàn thành cần trải qua rất nhiều quá trình. Trong quá trình chúng ta cũng cần làm lễ ứng với mỗi giai đoạn lớn.

  • Động thổ để dỡ nhà cũ hoặc san bằng đất và cuốc móng
  • Động thổ để san đất mới, cuốc mái
  • Động thổ để đổ móng và đổ mái
  • Về nhà mới (còn gọi là lễ nhập trạch)

Sau khi đã san đất mới và cuốc đất thì chúng ta cần phải làm lễ cúng đổ móng nhà. Bạn có thể làm lễ trước một ngày hoặc ngay trước khi đổ móng(nên làm trước một ngày tránh ảnh hướng đến việc thi công). Lễ cúng được diễn ra ngay phần đất đang được xây dựng.

Quy trình cần thực hiện lễ cúng đổ móng nhà

lễ cúng đổ móng nhà

 

Bạn cần làm lễ cúng đổ móng nhà theo trình tự nhất định dưới đây. Để quá trình được diễn ra suôn sẻ, không gặp sự cố và gặp nhiều may mắn.

Đầu tiên, chúng ta cần phải xin phép các thần được làm lễ. Vào trước ngày làm lễ đổ móng từ 1 tới 3 ngày. Hãy tới Đền, Miếu hoặc là Phủ gần nơi sinh sống để cúng và dâng hương. Thông báo về ngày giờ chuẩn bị đổ móng và làm lễ.

Tiếp theo đó khi tới gần ngày bạn cần chuẩn bị và sắp xếp bàn lễ. Khi xem ngày giờ để làm lễ nhớ hãy xem cả hướng đặt bàn cúng. Nên đặt bàn cúng hợp hướng hợp với đúng mệnh của gia chủ. Vậy thì mọi việc sẽ càng trở nên suôn sẻ, thuận lợi hơn. Đặt bàn cúng đúng trong khu vực phần đất sẽ đổ móng. Sắp xếp các lễ vật một cách ngay ngắn, gọn gàng. Trước đó cũng nên tìm hiểu cách sắp xếp lễ vật sao cho đúng. Trước khi chuẩn bị làm lễ cúng đổ móng, gia chủ nên nhớ cần phải thanh tẩy cơ thể sạch sẽ. Phải mặc trang phục kín đáo, chỉnh tề. Điều này thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với các bậc bề trên.

Quy trình làm lễ đổ móng nhà cần được diễn ra chính xác và đúng thủ tục

Cuối cùng chính là đến bước thực hiện lễ cúng. Gia chủ việc đầu tiên cần rót trà và rượu. Tiếp đó thắp đèn cầy và đốt 5 nén nhang. Đến đúng giờ hoàng đạo đã chọn thì bắt đầu đọc bài văn khấn. Bài văn khấn lễ cúng cũng cần phải được chuẩn bị trước. Bởi có rất nhiều ý, khó có thể nhớ hết được. Để tránh trường hợp khấn thiếu nên soạn văn khấn trước. Đến lúc đó chỉ cần đọc là sẽ không bị nhầm lẫn.

Sau đó bạn chỉ cần đợi cho hương cháy hết. Khi hương đã tàn thì lấy muối và gạo rải đều 4 phía xung quanh khu vực xây nhà. Đem áo quan thần linh và giấy tiền đi đốt để các thần nhận được lễ vật.

Bài văn khấn cúng đổ móng nhà

lễ cúng đổ móng nhà

 

bài văn khấn cúng đổ móng nhà – bài cúng đổ móng làm nhà – văn cúng đổ móng xây nhà – bài cúng động thổ

Một vài lưu ý cần biết trong quá trình làm lễ

Khi làm lễ không chỉ gia chủ cúng mà các thành viên trong gia đình lẫn những người thợ đều nên làm lễ. Gia chủ sẽ là người cúng đầu tiên. Sau đó lần lượt đến các thành viên trong nhà(con, cháu) và cả các thợ sẽ thực hiện đổ móng.

Các bạn hãy nhớ giữ lại 3 hũ gồm: muối, gạo và nước. Khi bạn làm lễ nhập trạch xong, bạn hãy đặt lên lại bàn thờ táo quân. Tất cả đều phải được thực hiện một cách cẩn thận, đúng quy trình và tỏ lòng thành kính. Có như vậy thì thần linh và các quan bề trên mới có thể chứng và phù hộ cho gia chủ cũng như công việc diễn ra thuận lợi. Chuẩn bị một lễ cúng không quá nhiều việc tuy nhiên trong quá trình làm nhà, bạn còn rất nhiều việc cần phải giải quyết. Điều đó sẽ dẫn đến việc cúng thiếu lễ vật hoặc làm không đúng trình tự.

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về lễ cúng đổ móng nhà. Nếu bạn đang chuẩn bị xây nhà thì mong bài viết có thể giúp ích cho bạn làm lễ cúng thật đúng và thật đầy đủ.