Khoảng cách an toàn điện cao thế

Ngày nay, điện được sử dụng rộng rãi từ miền núi cao đến những đồng bằng rộng lớn, đông dân. Vì nó là nguồn năng lượng quan trọng đảm bảo hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp. Góp phần cải thiện đời sống nhân dân và tăng trưởng kinh tế.

Vấn đề khoảng cách an toàn điện cao thế luôn được nhà nước quan tâm, giám sát.  Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tình trạng khó khăn này qua bài viết sau đây nhé!

Định nghĩa điện cao thế 

Điện cao thế là dòng điện có điện áp rất lớn khiến động vật và con người bị tổn thương và có thể nguy hiểm đến tính mạng. 

Thông thường để đảm bảo độ an toàn khỏi  nguồn điện cao thế người ta sẽ sử dụng vỏ bọc cách điện. Trụ điện cao thế được xây dựng bằng bê tông ly tâm, cột sắt. Ngoài ra, một số tỉnh thành còn sử dụng cột làm bằng gỗ thông để thiết kế trụ điện. Cột có chiều cao quy định là 18cm.

khoảng cách an toàn điện cao thế

Định nghĩa điện cao thế

Điện cao thế rất nguy hiểm. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận biết được chúng. Sau đây là một số dấu hiệu để nhận biết điện cao thế.

  • Có khoảng 24 bát/ chuỗi đối với mức điện áp là 500kV 
  • Từ 220kV sẽ được thiết kế (12 – 24 bát/ chuỗi)
  • Điện áp càng nhỏ thì số bát/chuỗi càng giảm. Từ 110kV có 6 – 9 bát/chuỗi
  • Có 3 – 4 bát/ chuỗi đối với mức điện áp 35kV
  • Đối với các điện áp dưới 35kV thông thường sẽ sử dụng sứ đứng.

Điện cao thế rất quan trọng đối với các nhà máy, xí nghiệp trong việc sản xuất và chế biến.

Khoảng cách an toàn điện cao thế

Điện lực có nhiều quy định riêng về khoảng cách an toàn điện cao thế để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

Điện áp 35kV

Khoảng cách an toàn được quy định trong luật của phương tiện giao thông đường bộ khi phóng điện đạt tới điểm cao nhất là 2.5m và phương tiện giao thông đường sắt là 4.5m.

Đối với đường thủy khoảng cách an toàn của chiều cao tĩnh không theo cấp độ kỹ thuật là 1.5m

Điện áp 110kV

Khoảng cách an toàn được quy định trong luật của phương tiện giao thông đường bộ khi phóng điện từ mức điện áp 110kV tới điểm cao nhất cách 4.5m là 2.5m.

Đối với các phương tiện giao thông đường sắt có chiều cao 4.5m thì khoảng cách an toàn đạt chuẩn là 3m.

Đối với đường thủy khoảng cách an toàn của chiều cao tĩnh không theo cấp độ kỹ thuật là 2m.

khoảng cách an toàn điện cao thế

Khoảng cách an toàn điện cao thế

Điện áp 220kV

Khoảng cách an toàn được quy định trong luật của phương tiện giao thông đường bộ khi phóng điện từ mức điện áp 220kV tới điểm cao nhất cách 4.5m là 3.5m.

Đối với các phương tiện giao thông đường sắt có chiều cao 4.5m thì khoảng cách an toàn đạt chuẩn là 4m.

Đối với đường thủy khoảng cách an toàn của chiều cao tĩnh không theo cấp độ kỹ thuật là 3m.

Điện áp 550kV

Theo quy định của pháp luật khoảng cách an toàn giữa phương tiện đi lại bằng đường bộ và mức điện áp trên 550kV là 4.5m

Đối với các phương tiện giao thông đường sắt có chiều cao trên 4.5m thì khoảng cách an toàn đạt chuẩn là 7.5m.

Trường hợp bị cấm để đảm bảo an toàn điện cao thế 

  • Trèo lên cột điện hay trộm cắp nguồn điện tại các công trình đang thi công hoặc khu vực gần nguồn điện cao thế.
  • Trồng cây vi phạm quy định về khoảng cách an toàn đối với trạm điện và đường dây điện trên không trung.
  • Xây dựng lều, trại để chăn thả gia súc hoặc bất cứ mục đích cá nhân khác. Sẽ phạm luật khi sử dụng trạm điện, cột điện làm trụ đứng.
  • Đốt nương rẫy hay sử dụng bom mìn có nguy cơ làm hư hỏng, thiệt hại các công trình điện, trạm điện.
  • Thả diều, điều khiển các phương tiện di chuyển gần nguồn điện cao thế.
  • Tránh xây dựng nhà cửa gần điện cao thế.

khoảng cách an toàn điện cao thế

Trường hợp bị cấm để đảm bảo an toàn điện cao thế 

Lưu ý an toàn đối với điện cao thế

  • Khi đang tiến hành thi công, sửa chữa nguồn điện gặp trục trặc. Thì cần phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn để tránh gặp trường trường hợp đáng tiếc.
  • Quan sát kỹ lưỡng khi di chuyển, tránh đi vào khu vực mưa bão nguy hiểm. Và những trường hợp có thể gây ra khả năng phóng điện dẫn đến hậu quả vô cùng tồi tệ.
  • Cần sử dụng biển báo hoặc đèn tín hiệu để cảnh báo người dân tránh đi vào điện cao thế. Hoặc sử dụng hàng rào ngăn cản để đề phòng trường hợp người dân không may tiếp xúc.
  • Hậu quả nghiêm trọng nhất khi bị phóng điện cao thế vào người. Bạn có thể bị bỏng hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Trên trần nhà không nên đặt các thiết bị dễ tiếp xúc với điện như dây phơi quần áo hoặc ăng ten tivi. Để tránh những trường hợp nguy hiểm

Trên đây là những chia sẻ về khoảng cách an toàn điện cao thế bạn có thể tham khảo. Để bạn có thể bảo đảm an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Bài viết gần đây