Các mẫu hồ sơ mời thầu qua mạng và quy trình đấu thầu

Hoạt động đấu thầu qua mạng hiện nay được thực hiện trong hệ thống đấu thầu quốc gia. Các mẫu hồ sơ mời thầu qua mạng cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, sửa đổi và bổ sung để đáp ứng kịp thời các nhu cầu sử dụng. Tính đến tháng 5/2020, nước ta đang sử dụng 8 mẫu hồ sơ mời thầu tương ứng với những hoạt động lĩnh vực quy định. Cụ thể 8 mẫu hồ sơ mời thầu và quy trình tiến hành đấu thầu qua mạng sẽ được chi tiết hóa trong bài viết này.

8 mẫu hồ sơ mời thầu qua mạng

Thông tư 05/2020/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia. Theo đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư bổ sung thêm mẫu hồ sơ mời thầu qua mạng quy định đối với gói thầu dịch vụ phi tổ chức.

mẫu hồ sơ mời thầu qua mạng

 

Như vậy, tính đến tháng 05/2020 đang có 8 mẫu hồ sơ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành cho hình thức mời thầu qua mạng. Cụ thể:

Áp dụng trong xây lắp

Hiện có 2 mẫu hồ sơ mời thầu áp dụng trong các hoạt động xây lắp đó là mẫu số 01 và mẫu số 04. Qua đó, mẫu 01 đề cập đến hoạt động xây lắp quy mô nhỏ, tổ chức đấu thầu qua mạng rộng rãi. Hình thức chào hàng cạnh tranh 1 giai đoạn, 1 túi hồ sơ.

Còn mẫu 04 được áp dụng trong gói thầu xây lắp được tổ chức đấu thầu rộng rãi theo hình thức một giai đoạn 2 túi hồ sơ.

Trong mua sắm

Trong lĩnh vực đấu thầu mua sắm áp dụng mẫu hồ sơ mời thầu 02 và 04. Mẫu 02 được áp dụng đối với gói thầu hàng hóa có quy mô nhỏ và được tổ chức đấu thầu rộng rãi theo phương thức 1 giai đơn 1 túi hồ sơ.

Mẫu 05 cũng tương tự nhưng áp dụng theo phương thức một giai đoạn 2 túi hồ sơ.

Dịch vụ phi tư vấn

Trong gói thầu liên quan đến dịch vụ phi tư vấn sử dụng 2 mẫu hồ sơ mời thầu số 03 và 08.

Mẫu 03 áp dụng cho gói thầu dịch vụ phi tư vấn quy mô nhỏ được tổ chức đấu thầu rộng rãi, phương thức chào hàng cạnh tranh qua mạng 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ.

Mẫu 08 được bổ sung mới áp dụng cho gói thầu dịch vụ phi tư vấn theo hình thức chào hàng cạnh tranh một giai đoạn 2 túi hồ sơ.

Hoạt động khác

Mẫu 06 áp dụng trong gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được tổ chức đấu thầu rộng rãi qua mạng.

Mẫu 07 áp dụng cho gói thầu tổ chức chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn.

Trên đây là 8 mẫu hồ sơ mời thầu qua mạng, ở phần sau chúng tôi gửi đến bạn các quy trình tiến hành đấu thầu qua mạng để các bạn có thể tham khảo.

Quy trình tiến hành đấu thầu qua mạng

mẫu hồ sơ mời thầu qua mạng

Hiện có 2 quy trình đấu thầu qua mạng chính đó là quy trình chuẩn và quy trình rút gọn.

Quy trình đấu thầu chào hàng cạnh tranh 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ chuẩn

  • Bước 1: Chuẩn bị và chọn lựa nhà thầu

Bên mời thầu lập E-HSMT(hồ sơ mời thầu) bằng cách đăng nhập vào hệ thống đấu thầu quốc gia. Có 3 mục hàng hóa, xây lắp và dịch vụ phi tư vấn để các bạn lựa chọn. Bên mời thầu chịu trách nhiệm liên quan đến sự thống nhất giữa nội dung E-HSMT trên hệ thống và bản mà chủ đầu tư duyệt. Để chính xác thì bên mời thầu in hồ sơ, thẩm định, phê duyệt và trình chủ đầu tư.

  • Bước 2: Tổ chức và lựa chọn nhà thầu phù hợp

Để lựa chọn nhà thầu phù hợp, trước hết chủ đầu tư cần đăng tải E-TBMT (thông báo mời thầu) và phát hành E-HSMT theo hướng dẫn trên hệ thống quốc gia. Sau đó nếu nếu cần sẽ thực hiện các bước sửa đổi. Cuối cùng là nộp E-HSDT và đợi thời gian tiến hành mở thầu.

  • Bước 3: Đánh giá E-HSDT và xếp hạng nhà thầu

Bên mời thầu đăng nhập vào hệ thống và tiến hành đánh giá nhà thầu dựa trên các tiêu chuẩn. Từ đó, lựa chọn được nhà thầu phú hợp nhất.

  • Bước 4: Thương thảo hợp đồng, trình, thẩm định và phê duyệt kết quả

Các hoạt động thương lượng, trình và phê duyệt kết quả được thực hiện theo điều 19 và điều 20 nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Sau khi phê duyệt nhà thầu, bên mời thầu phải đăng tải các thông tin về kết quả đấu thầu lên hệ thống. Các thông tin buộc phải có đó là thông tin về gói thầu, nhà trúng thầu, quyết định phê duyệt lựa chọn nhà thầu.

  • Bước 5: Ký kết hợp đồng

Cả 2 bên cùng hoàn tiện và tiến hành ký kết dựa trên cơ sở tuân thủ các quy định của luật đấu thầu, các Nghị định và quy định khác có liên quan.

Phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn( sử dụng mẫu hồ sơ mời thầu 07)

  • Bước 1:Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu

Công đoạn này được thực hiện qua các bước tương tự như quy trình thông thường ở trên. Nội dung của E-HSMT phải bao gồm các yêu cầu nộp báo giá, biểu mẫu mời thầu và dự thầu, biểu mẫu hợp đồng.

  • Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu

Giai đoạn này cũng tương tự như quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường ở trên. Các hoạt động phát hành E-HSMT, sửa đổi nộp E-HSDT và tiến hành mở thầu đều thực hiện đúng như ở trên.

  • Bước 3: Đánh giá E-HSDT, thương thảo hợp đồng, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu

Đánh giá các hồ sơ dự thầu dựa trên các tiêu chuẩn và lựa chọn nhà thầu phù hợp. Sau đó tiến hành thảo luận về các hợp đồng và vấn đề liên quan. Sau khi đi đến thống nhất bên mở thầu phải phát ra thông báo lên hệ thống.

Cuối cùng là đến giai đoạn ký kết hợp đồng theo các quy định của pháp luật.

 

mẫu hồ sơ mời thầu qua mạng

Kết luận

Trên đây là các mẫu hồ sơ mời thầu qua mạng và quy trình tiến hành mở, đấu thầu. Các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này nhé.

 

Nghị định mới nhất về quản lý chất lượng công trình có những gì?

Ngày 26/1/2021 bên phía chính phủ vừa ban hành Nghị định 06/2021 / NĐ-CP quy định chi tiết đến chất lượng, xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. Đây là Nghị định mới nhất về quản lý chất lượng công trình.

Nghị định mới nhất về quản lý chất lượng công trình bao gồm những gì ?

nghị định mới nhất về quản lý chất lượng công trình

 

Nghị định nêu rõ các nội dung quản lý công trình xây dựng bao gồm:

  • Quản lý chất lượng công trình xây dựng
  • Phải quản lý tiến độ thực hiện của các công trình
  • Quản lý khối lượng tòa nhà
  • Quản lý an toàn lao động của công nhân và môi trường của công trình trong xây dựng kết cấu
  • Quản lý tất cả chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình xây dựng;
  • Quản lý các nội dung còn lại theo các điều khoản của hợp đồng lao động.

Thời gian và nguyên tắc hoạt động của nghị định quản lý chất lượng công trình

Nghị định mới nhất về chất lượng công trình được ban hành 26/1/2021. Nghị định 06/2021 / NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký và ban hành.

Đối với công trình đang xây dựng, dự án đầu tư được quyết định đầu tư trước ngày 26 tháng 01 năm 2021, loại công trình, chất lượng của công trình được xác định theo quy định tại thời điểm quyết định đầu tư.

Công trình xây dựng khởi công trước ngày 26/01/2021 phải nghiệm thu theo quy định tại nghị định 46/2015 / NĐ-CP. Tuy nhiên không phải nghiệm thu theo quy định tại nghị định 06/2021 / NĐ-CP . Chỉ cần thực hiện kiểm tra và nghiệm thu công việc không còn thực hiện.

nghị định mới nhất về quản lý chất lượng công trình

 

Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, kiểm tra lần cuối công trình đưa vào sử dụng. Điều này theo quy định tại Nghị định 06/2021 / NĐ-CP và báo cáo kết quả thực hiện với cơ quan chuyên môn. Báo cáo về xây dựng theo quy định tại nghị định theo cấp bậc để giám sát, theo dõi

Các công trình khởi công trước ngày 26/01/2021 sẽ được kiểm tra, nghiệm thu theo quy định. Kiểm tra theo nghị định 06/2021 / NĐ-CP phải thực hiện theo quy định tại Nghị định 06/2021 / NĐ-CP.

Trình tự quản lý trong thi công xây dựng công trình

Theo nghị định mới nhất về chất lượng quản lý công trình, trình tự các công việc như sau:

  • Tiếp nhận mặt bằng xây dựng; Thực hiện công tác quản lý xây dựng
  • Quản lý vật tư, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình
  • Quản lý công trình xây dựng của nhà thầu
  • Giám sát công tác giám quá tình thực thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, nghiệm thu các giai đoạn trong quá trình thi công
  • Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công
  • Kiểm tra khả năng chịu tải của kết cấu và kiểm tra công trình trong quá trình thi công 
  • Nghiệm thu công trình giai đoạn thi công, bộ phận của công trình xây dựng
  • Nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình để đưa vào sử dụng và khai thác
  • Nghiệm thu công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Lưu trữ và lập hồ sơ hoàn công trong công trình 
  • Hoàn trả công trình
  • Bàn giao công việc.

Những điều lưu ý trong nghị định quản lý chất lượng công trình

Nghị định mới nhất về chất lượng quản lý công trình nêu rõ, nhà thầu tiếp nhận và quản lý địa điểm xây dựng, nhận cắm mốc giới dự án và quản lý địa điểm xây dựng theo quy định.

Nhà thầu xây dựng phải đánh dấu các khu vực nguy hiểm trên công trường. Xây dựng công trình theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng (nếu có), sơ đồ mặt bằng. 

Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư trong trường hợp có sự sai lệch giữa hồ sơ quy hoạch, hợp đồng xây dựng và điều kiện thực tế. Biên bản kiểm tra chất lượng công trình xây dựng phải phù hợp với thời gian thực hiện trên công trường

nghị định mới nhất về quản lý chất lượng công trình

 

Dừng thi công xây dựng công trình, bộ phận, hạng mục công trình bằng cách xác định sai sót, trục trặc về chất lượng hoặc sự cố công trình và khắc phục những sai sót, khiếm khuyết, sự cố. 

Dừng thi công khi nhận thấy nguy cơ xảy ra tai nạn, sự cố công nghiệp dẫn đến mất an toàn công nghiệp và có biện pháp khắc phục giúp đảm bảo an toàn trong công trình trước khi tiến hành thi công.

Thực hiện các thao tác đo đạc, giám sát công việc theo yêu cầu của thiết kế. Tiến hành thử nghiệm, kiểm tra chạy thử một lần và thử liên động theo kế hoạch, trước khi yêu cầu nghiệm thu …

Giải thưởng của chất lượng công trình trong nghị định mới nhất 

Trong nghị định mới nhất về quản lý chất lượng công trình nêu rõ các giải thưởng về chất lượng công trình bao gồm các hình thức sau:

  • Giải thưởng của quốc gia đối với nghị định về chất lượng công trình xây dựng
  • Giải thưởng công trình chất lượng cao và các giải thưởng chất lượng khác.
  • Các nhà thầu được công nhận về chất lượng công trình sẽ được ưu tiên khi đấu thầu công trình xây dựng theo quy định của Luật đấu thầu. Giải thưởng là cơ sở để xét ưu tiên cho các công trình xây dựng. Đó là giá thầu mà nhà thầu đạt được trong 3 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký tham dự thầu, chủ đầu tư có trách nhiệm cụ thể hóa nội dung trên trong hồ sơ mời thầu.

Bộ Xây dựng tổ chức xét để khen thưởng về chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 162 Luật số 50/2014 / QH13.

Trên đây là thông tin về Nghị định mới nhất về quản lý chất lượng công trình cụ thể nhất. Hy vọng bạn có thể thu thập được các thông tin bổ ích cho mình. Bạn cũng đừng quên ghé qua website để có thể tìm và học hỏi thêm nhiều thông tin hữu ích nhé

Mẫu hợp đồng mua bán vật liêu xây dựng cho bạn tham khảo

Theo thống kê các văn phòng luật sư, các vụ tranh chấp của 2 bên trong các hợp đồng mua bán sản phẩm rất lớn. Cũng như các hợp đồng mua bán khác, hợp đồng mua bán nguyên vật liệu xây dựng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, tranh chấp. Nguyên nhân chủ yếu là do sự chủ quan của cả 2 bên khi thỏa thuận và soạn thảo hợp đồng mua bán. Vậy hợp đồng mua bán cần chú ý những vấn đề ? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây và tham khảo mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng dưới đây.

Hợp đồng mua bán nguyên vật liệu xây dựng là gì?

Hợp đồng mua bán nguyên vật liệu xây dựng là loại hợp đồng cần thiết trong lĩnh vực xây dựng. Qua đó thiết lập mối quan hệ giữa 2 bên người cung ứng vật liệu xây dựng và người mua vật liệu xây dựng. Văn bản hợp đồng thỏa thuận quyền và trách nhiệm giữa 2 bên mua và bán. Mục đích của hợp đồng là xác định rõ các nội dung trong cuộc mua bán trao đổi, nhằm tránh những tranh chấp, mâu thuẫn trong và sau khi mua bán xảy ra. 

Hợp đồng mua bán nguyên vật liệu có hiệu lực ngay sau khi cả 2 bên ký kết hợp đồng.

Mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng được cập nhật mới nhất

Hợp đồng mua bán nguyên vật liệu là một hợp đồng rất quan trọng. Nguy cơ xảy ra tranh chấp trong các vụ mua bán nguyên vật liệu xây dựng khá cao nên đòi hỏi cả 2 bên đều cần phải chú ý soạn thảo hợp đồng thật cụ thể.

Mẫu hợp đồng mới nhất năm 2021

Có khá nhiều mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng, văn bản này được soạn thảo bởi các văn phòng luật sư hoặc do bên cung cấp vật liệu xây dựng đảm nhiệm. Dưới đây là mẫu hợp đồng chi tiết nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn. Hợp đồng càng chi tiết thì càng đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên:

mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng

mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng

mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng

 

 

Mẫu hợp đồng mua bán nguyên vật liệu xây dựng trên đây là một bản chi tiết nhất. Tuy nhiên bạn có thể sửa đổi bổ sung theo thỏa thuận của cả 2 bên nhé.

Nội dung của bản hợp đồng mua bán nguyên vật liệu xây dựng

Nếu như bạn muốn soạn thảo bản hợp đồng mua bán nguyên vật liệu này thì cần nắm rõ những nội dung sau:

Về hàng hóa

Hàng hóa là quan trọng nhất trong cuộc mua bán này, nên nội dung về hàng hóa bạn phải soạn thật chi tiết.

Cụ thể 2 bên thỏa thuận mua bán với hàng hóa đặc điểm như sau:

  • Loại hàng hóa và số lượng hàng hóa
  • Chất lượng hàng hóa
  • Đơn giá và giá trị toàn bộ hợp đồng.

Các điều khoản về giao nhận hàng

các điều khoản giao nhận hàng ghi rõ các nội dung sau đây:

  • Nêu rõ số lượng, quy cách, chủng loại, đơn giá điều kiện giao hàng và thanh toán cụ thể
  • Thông báo trước lịch giao hàng
  • Phương thức giao hàng
  • Kiểm tra hàng nhận trước gia bàn giao
  • Chi phí vận chuyển

Thanh toán.

Sẽ do 2 bên thỏa thuận và được khi rõ trong hợp đồng thời hạn thanh toán hợp đồng.

Chứng từ thanh toán.

Cung cấp đầy đủ các chứng từ mua bán cho bên nhận hàng, có hóa đơn bảng thống kê, phiếu giao nhận đầy đủ.

Trách nhiệm và quyền lợi của đôi bên.

Áp dụng theo quy định của pháp luật và thỏa thuận của 2 bên để nói rõ về trách nhiệm và quyền lợi của cả 2 bên. Theo đó bên A đảm bảo giao hàng thuận lợi, kiểm tra chất lượng và số lượng hàng hóa đúng với tiêu chuẩn đã đưa ra.

bên B cũng đảm bảo tạo điều kiện cho bên A thực hiện tốt hợp đồng. Đồng thời có quyền được kiểm tra hàng hóa, thanh toán đúng như đã thỏa thuận.

Những lưu ý trước khi ký hợp đồng mua bán nguyên vật liệu 

xây dựng

Cần đảm bảo được chất lượng sản phẩm

Điều tiên quyết trong tất cả các giao dịch mua bán là chất lượng của sản phẩm. Trong hợp đồng mua bán nguyên vật liệu xây dựng cũng không ngoại lệ. Hơn nữa, chất lượng của sản phẩm là vấn đề tiềm ẩn nhiều rủi ro, tranh chấp cao nhất. Do nhiều nguyên nhân là chủ quan và khách quan, vấn đề chất lượng sản phẩm thường có sai sót, vì vậy, hãy kiểm tra kỹ càng chất lượng sản phẩm trước khi ký kết hợp đồng. Thường gặp ở các vụ tranh chấp mua bán là do sản phẩm kém chất lượng nên trong hợp đồng nên có chú thích rõ ràng. Phải trình bày rõ ràng, đầy đủ các thông số liên quan đến sản phẩm như tên sản phẩm, số hiệu, cấu tạo, định lượng,…

Quyền hủy bỏ hợp đồng trong quá trình hợp tác khi vi phạm điều khoản giao hàng

Nếu bên cung cấp sản phẩm vi phạm các vấn đề về chất lượng, số lượng hay thời gian giao hàng thì bên mua hàng có quyền hủy bỏ hợp đồng. Tất nhiên thì nếu có thiệt hại thì bên bán phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên mua hàng. 

Chi phí vận chuyển và các chi phí khác

Trước khi ký hợp đồng, cần thỏa thuận rõ các chi phí vận chuyển, chi phí giao nhận hàng sẽ do bên nào thanh toán. Nếu không có trong hợp đồng thì rủi ro sẻ do cả 2 bên chịu trách nhiệm.

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng chi tiết nhất. Ngoài ra, những nội dung cần chú ý quan tâm cũng đã được khai thác khá chi tiết. Hãy tìm hiểu kỹ để có một bản hợp đồng ưng ý nhé.

 

Những điều cần biết về hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng

Khi xây dựng ngôi nhà hay công trình xây dựng với quy mô lớn, bạn cần biết thêm nhiều mẫu hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng. Để giúp bạn hiểu thêm về nội dung bản hợp đồng trên, hãy xem bài viết giới thiệu sau nhé!

hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng

 

Hiểu như thế nào về hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng? 

Là một văn bản thể hiện tất cả chủng loại, mẫu mã, kích thước của vật liệu xây dựng cần có để hỗ trợ cho quá trình thi công công trình. Hợp đồng dùng để trao đổi, buôn bán, đồng thời thỏa thuận quyền và trách nhiệm của các bên, tránh xảy ra tranh chấp hoặc mâu thuẫn.

Mục đích của hợp đồng giao dịch vật liệu xây dựng

hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng


Nhằm đảm bảo quyền lợi cho hai bên khi tham gia giao dịch mua bán vật liệu xây dựng, bạn cần biết rõ mục đích của mẫu hợp đồng này:

  • Hợp đồng giao dịch vật liệu xây dựng được ký kết để cung cấp các vật liệu thô, vật liệu xây dựng khác phục vụ thi công công trình xây dựng.
  • Hợp đồng trao đổi mua bán vật liệu xây dựng thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên trong việc mua bán tất cả các chủng loại vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện một cách chi tiết và cụ thể từng số lượng vật liệu xây dựng, thời gian giao hàng, chủng loại, giá trị của vật liệu xây dựng, …
  • Mẫu hợp đồng này ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên. Quyền và nghĩa vụ được xem là yếu tố chính của một hợp đồng. Đó là căn cứ để biết bạn được hưởng những quyền lợi gì và cần phải thực hiện những gì.
  • Hợp đồng mua bán nguyên vật liệu là cơ sở quan trọng để giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn hoặc không rõ ràng trong quá trình cung cấp hoặc vận chuyển không đúng với thỏa thuận ghi trong hợp đồng. Khi có sự tranh chấp xảy ra, bạn được pháp luật bảo vệ và đảm bảo sự công minh, công bằng.

Nội dung của hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng

Mẫu hợp đồng này cũng tuân theo các nội dung của mẫu hợp đồng xây dựng nói chung và bổ sung thêm hoặc bỏ bớt các nội dung không phù hợp. Nội dung chính của mẫu hợp đồng này gồm có:  

  • Các căn cứ pháp lý của hợp đồng; 
  • Một vài thông tin cá nhân của các bên tham gia hợp đồng; 
  • Nội dung chính liên quan đến các mặt hàng vật liệu xây dựng; 
  • Địa chỉ, chi phí và phương thức giao nhận vật liệu xây dựng; 
  • Trách nhiệm hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng; 
  • Các điều khoản liên quan phương thức, thời gian thanh toán hợp đồng; 
  • Các điều khoản liên quan như bảo hành, trường hợp dừng giao hàng, hủy hợp đồng, bồi thường hợp đồng, … 

Đó là một số nội dung chính của hợp đồng giao dịch vật liệu xây dựng. Để bạn dễ dàng tiếp cận mẫu hợp đồng, hãy xem thông tin chi tiết dưới đây: 

hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng

hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng

 

Những lưu ý bạn cần xem xét trước khi ký hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng

Mặc dù hợp đồng là văn bản ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của hai bên trong quá trình mua bán vật liệu xây dựng. Trên thực tế, pháp luật tôn trọng quyền tự do ngôn luận của người mua và người bán. Vì vậy, bạn cần quan tâm các nội dung sau: 

Xem xét chất lượng danh mục vật liệu xây dựng

Để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến công năng ngôi nhà, bạn cần kiểm tra chi tiết từng loại vật liệu xây dựng đầu vào. Từ tên vật liệu xây dựng, chất liệu, xuất xứ, số lượng, giá cả, … Tất cả phải đảm bảo có các thông số rõ ràng nhằm giúp bạn kiểm soát và đảm bảo cho quá trình thi công công trình xây dựng. 

Địa điểm bàn giao và chi phí vận chuyển

Hai bên cần xác định rõ ràng và có sự thống nhất về địa điểm cũng như thời gian và mức phí vận chuyển. Nội dung này càng cụ thể bao nhiêu, bạn và đơn vị vận chuyển vật liệu xây dựng càng dễ dàng thực hiện và hạn chế những hiểu lầm.
Điều quan trọng trong nội dung này, bạn cần ghi rõ các thông tin sau: Tên công ty bàn giao, người liên hệ đầu mối để bàn giao, địa chỉ chi tiết, ngày giờ vận chuyển vật liệu xây dựng, một số ghi chú khác tùy theo địa điểm thực tế, ….

Đối với mức chi phí vận chuyển cũng được làm rõ trong nội dung này. Chẳng hạn, bạn ước tính được tổng số chiều dài đoạn đường vận chuyển, bạn có thể ghi trực tiếp. Nếu bạn chưa xác nhận chiều dài đoạn đường, bạn có thể thỏa thuận tùy thuộc vào đoạn đường thực tế.

Quyền hủy, bồi thường khi vi phạm hợp đồng

Trong trường hợp, đơn vị bán vật liệu xây dựng không giao đúng số lượng, chủng loại, … Bạn có quyền yêu cầu giao đúng hoặc có quyền hủy hợp đồng, đồng thời yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại. Vì vậy, bạn cần kiểm tra cẩn thận chủng loại vật liệu để kịp thời phát hiện, bổ sung hoặc có hướng giải quyết kịp thời. 

Trên đây là một vài thông tin chia sẻ liên quan đến hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng. Đây sẽ là nội dung cần thiết nhằm giúp bạn chủ động và thận trọng hơn trong quá trình giao dịch với đơn vị bán vật liệu xây dựng. Từ đó giúp bạn kiểm soát số lượng, chất lượng và chủng loại vật liệu xây dựng nhằm đảm bảo quá trình thi công công trình hiệu quả.

Văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không

Văn phòng đại diện được lập ra với hai chức năng chính: Thứ nhất, thực hiện hoạt động của một văn phòng liên lạc với trụ sở công ty. Thứ 2, thực hiện các hoạt động cung cấp thông tin và tiếp cận thị trường, tìm kiếm đối tác. Vậy nhiều doanh nghiệp thắc mắc: “ Văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không?”. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không

 

Hiểu đúng chức năng của văn phòng đại diện

Ngoài hai chức năng đề cập trên, thì văn phòng đại diện không được kinh doanh sinh lợi nhuận, không được tự ý ký kết hợp đồng mua bán. Doanh nghiệp hay trụ sở chính công ty sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm hoạt động trao đổi kinh doanh, hạch toán,…cho văn phòng đại diện.

Văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không?

Đồng thời, các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ văn phòng đại diện như: Thuê mặt bằng, nhân viên, máy móc trưng bày, chi phí tiếp khách,…đều do doanh nghiệp chi trả. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã chọn lựa hình thức thành lập văn phòng đại diện, để tiếp cận thị trường tiềm năng mà không cần phải khai báo thuế phức tạp.

Tóm lại, thì văn phòng đại diện là một đơn vị phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp/công ty. Nhằm hỗ trợ các lợi ích cho doanh nghiệp đó, mà không được hoạt động sinh ra doanh thu. Văn phòng đại diện cũng không có tài sản độc lập riêng tư, không có tư cách pháp nhân

Nhiều loại hình kinh doanh tư vấn xây dựng, du lịch, tư vấn quảng cáo…rất phù hợp để mở ra các văn phòng đại diện tại nhiều khu vực rộng khắp trên cả nước.

Văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không?

Theo nghị định 139/2016/NDD-CP tại điều 2 có quy định rõ về nộp lệ phí thuế môn bài của văn phòng đại diện:

  • Đối với văn phòng đại diện chỉ thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, tìm kiếm đối tác mới, các công việc giấy tờ cho công ty. Mà không trực tiếp mua bán trao đổi kinh doanh sinh lợi nhuận, hoặc không trực tiếp chi tiền cho các khoản tài chính, thì không cần phải nộp thuế môn bài.
  • Còn đối với trường hợp văn phòng đại diện của doanh nghiệp được trao quyền (ủy quyền) để ký kết các hợp đồng mua bán, trao đổi sinh lợi nhuận, có các hoạt động sản xuất hàng hóa. Thì văn phòng đại diện phải nộp thuế môn bài đầy đủ. (Nguồn tham khảo: Báo Pháp Luật Việt Nam) 

Hiện nay, đa phần doanh nghiệp chọn hình thức văn phòng đại diện để nhằm giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến gần thị trường tiềm năng hơn, là thành lập văn phòng với mục đích trao đổi kinh doanh. Nếu có ký kết mua bán, văn phòng đại diện có thể chuyển quyền lên phía doanh nghiệp, khách hàng sẽ được trực tiếp gặp gỡ và thỏa thuận với công ty.

 Các trường hợp văn phòng đại diện được miễn nộp thuế môn bài

  • Kể từ ngày 25/02/2020, đối với các doanh nghiệp/hộ kinh doanh/công ty lần đầu thành lập, khi mở văn phòng đại diện sẽ được miễn nộp lệ phí môn bài trong năm đầu tiên. Và sẽ đóng lệ phí môn bài vào các năm tiếp theo.
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, mở văn phòng đại diện sẽ được miễn giảm nộp lệ môn bài.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp vừa và nhỏ mới chuyển từ hộ kinh doanh sang cũng được miễn nộp thuế môn bài trong 3 năm. Kể từ ngày đầu tiên thành lập doanh nghiệp.
  • Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, kinh doanh tại các vùng núi, vùng sâu vùng xa (theo quy định). Sẽ được miễn nộp thuế môn bài.

 Lệ phí môn bài đối với Văn phòng đại diện phải nộp là bao nhiêu?

Căn cứ theo thông tư 302/2016/TT-BTC điều 4, Bộ Tài Chính có hướng dẫn mức đóng lệ phí môn bài, đối với các hoạt động kinh doanh/sản xuất hàng hóa, dịch vụ cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ thành lập hoặc vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng, mức thu thuế là: 3.000.000 đồng /năm (ba triệu đồng).
  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ thành lập hoặc vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng, mức thu thuế là: 2.000.000 đồng/năm (hai triệu đồng).
  • Văn phòng đại diện/chi nhánh/ hộ kinh doanh, mức thu thuế là: 1.000.000 đồng/năm (một triệu đồng).

Vậy trả lời cho câu hỏi: Văn phòng đại diện có phải nộp thuế không? Là có và mức thuế đóng là 1 triệu đồng mỗi năm đối với các văn phòng đại diện được ủy quyền kinh doanh.

văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không

Hướng dẫn văn phòng đại diện nộp thuế môn bài

văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không

 Địa điểm nộp hồ sơ khai báo thuế môn bài đối với văn phòng đại diện:

  • Kê khai và nộp lệ phí môn bài tại nơi văn phòng đại diện đang đặt địa chỉ kinh doanh.
  • Nếu công ty có nhiều văn phòng đại diện muốn quy về một nơi để nộp thuế môn bài. Thì doanh nghiệp đến kê khai toàn bộ thuế của các văn phòng và nộp thuế tại nơi đặt trụ sở chính.

Thời gian nộp hồ sơ và đóng thuế môn bài

  • Văn phòng đại diện đóng thuế môn bài khi vừa thành lập hoạt động.
  • Đối với trường hợp văn phòng được miễn lệ phí năm đầu tiên. Thì chậm nhất vào ngày cuối tháng đầu tiên,  của năm tiếp theo sẽ phải đóng thuế môn bài.
  • Đối với văn phòng được miễn lệ phí 3 năm đầu. Thì phải nộp lệ phí kể từ năm thứ tư.

Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc của nhiều doanh nghiệp về việc: “Văn phòng đại diện có phải nộp thuế môn bài không?”. Cũng như cung cấp thêm nhiều thông tin cần thiết, xoay quanh việc nộp thuế cho doanh nghiệp tường tận.

Nhâm Tý mệnh gì? Phong thủy nhà ở cho người tuổi Nhâm Tý.

Nhâm Tý là những người có năm sinh 1972, tương ứng với ngày sinh dương lịch bắt đầu từ ngày 15/02/1972 đến 02/02/1973. Tính đến năm 2021, người tuổi Nhâm Tý đã chạm mốc 46 tuổi. Đây là độ tuổi mà đa số họ đã khá ổn định về kinh tế, tính toán đến chuyện xây dựng nhà cửa cho gia đình của mình. Vậy Nhâm Tý mệnh gì? Phong thủy nhà ở cho người tuổi Nhâm Tý như thế nào thì phù hợp? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

nhâm tý mệnh gì

 

Nhâm Tý mệnh gì?

Theo thuyết ngũ hành, tùy thuộc vào năm sinh của từng cá nhân mà chúng ta có bản mệnh nhất định. Dựa vào bản mệnh đó, chúng ta sẽ có sự lựa chọn phong thủy phù hợp cho một số quyết định đại sự như xây nhà, kết hôn hay lập nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng góp phần mang đến bình an, may mắn và tài lộc cho mỗi con người.

nhâm tý mệnh gì

 

Người tuổi Nhâm Tý mệnh gì?

Người tuổi Nhâm Tý có mệnh Mộc – Tang Đố Mộc – Gỗ cây dâu. Họ là những người có tài năng, khéo léo và mềm dẻo như cây dâu tằm. Đây là những người có khả năng giao tiếp tốt, dễ gây ấn tượng với những người xung quanh.

Trong vòng tròn của ngũ hành tương sinh, tương khắc ta có Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Kim khắc Mộc, Mộc khắc thổ.

Như vậy, nếu muốn Mộc được lợi thì ta phải kết hợp với Thủy để mang đến những điều bình an và tốt lành. Bên cạnh đó, Mộc cũng có thể kết hợp với Mộc để bổ trợ cho nhau, xua đi những điều xui rủi. 

Nếu kết hợp với Kim, người mệnh Mộc sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi, ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe cũng như khả năng thu hút tài lộc khi làm ăn và buôn bán.

Người tuổi Nhâm Tý hợp màu gì?

Các màu sắc thuộc hành Mộc (Xanh lá cây, Xanh lục) và hành Thủy (Đen, Xanh nước biển, Xanh dương) sẽ rất phù hợp dành cho người tuổi Nhâm Tý. Khi chọn màu sắc cho ngôi nhà hay đồ nội thất/trang sức, … chúng ta nên căn cứ vào các màu trên để phù hợp với phong thủy ngũ hành.

Các màu thuộc hành Kim như Xám, Trắng, Ghi là những màu tương khắc, người tuổi Nhâm Tý không nên sử dụng để tránh gặp những điều bất lợi.

Phong thủy nhà ở cho người tuổi Nhâm Tý.

Khi xây nhà, việc xem tuổi, đoán mệnh là điều vô cùng cần thiết. Điều này không những mang ý nghĩa cầu mong bình an và suôn sẻ trong giai đoạn xây dựng, mà nó còn là cách để thu hút vượng khí vào căn nhà, giúp mọi chuyện hanh thông, gia đình yên ấm. Sau đây là một số yếu tố phong thủy trong quá trình xây nhà mà chúng ta nên lưu ý.

nhâm tý mệnh gì

 

Chọn ngày động thổ.

Khi chọn ngày động thổ, gia chủ cần cung cấp ngày tháng năm sinh cho thầy phong thủy để tìm được ngày đẹp, phù hợp với âm dương ngũ hành. Đối với người tuổi Nhâm Tý, nên chọn các ngày thuộc hành Thủy (tương sinh) hoặc ngày Mộc (tương hỗ) để động thổ. Không nên chọn các ngày thuộc hành Kim vì dễ gây ra những điều bất lợi trong quá trình xây nhà cũng như khi đưa vào sử dụng.

Gia chủ tuổi Nhâm Tý không nên chọn ngày Ngọ để động thổ bởi vì ngày Ngọ nằm trong lục xung với Nhâm Tý. Ngoài ra, những ngày Nguyệt Kỵ hay Tam nương đều không phù hợp để động thổ, gia chủ cần có sự tính toán và lựa chọn hợp lý.

Chọn hướng xây nhà và bố trí các phòng.

Sau khi chọn ngày động thổ phù hợp, gia chủ cần căn cứ vào mệnh cách của mình để chọn hướng xây nhà. Đối với giới tính của gia chủ, chúng ta có những hướng Cát – Hung khác nhau.

Nam mạng Nhâm Tý hợp với các hướng Đông Nam (Sinh Khí) – Nam (Phúc Đức) – Đông (Thiên Y) – Bắc (Phục Vị). 

Nữ mạng Nhâm Tý lại hợp với các hướng Đông Bắc (Sinh Khí) – Tây Bắc (Phúc Đức) – Tây (Thiên Y) – Tây Nam (Phục Vị).

Có một điều thú vị ở tuổi Nhâm Tý đó là hướng Cát khí của Nam mạng lại là hướng Hung đối với Nữ mạng và ngược lại. Bởi vậy, trước khi chọn hướng xây nhà, gia chủ cần xác định rõ ai là trụ cột, là chủ hộ gánh vác trọng trách này.

Đối với hướng phòng khách, phòng ngủ và hướng cửa chính, nên quay theo các hướng Cát khí để thu hút những điều may mắn, gia tăng vượng khí của căn nhà. Ngược lại, nhà vệ sinh/công trình phụ trợ thì nên quay về các hướng Hung để xua đuổi vận xấu.

Chọn nội thất cho người tuổi Nhâm Tý.

Khi chọn nội thất, chúng ta cũng cần căn cứ vào ngũ hành tương sinh tương khắc để phù hợp phong thủy. Người tuổi Nhâm Tý thuộc mệnh Mộc, bởi vậy các đồ nội thất/trang trí có chất liệu bằng gỗ sẽ rất phù hợp. Gỗ cũng là chất liệu phổ biến nên chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn theo sở thích của mình.

Bể cá cảnh hay cây xanh cũng là những món trang trí rất hợp lý cho gia chủ tuổi Nhâm Tý. Chúng ta có thể dùng các loại cây như cây phát tài, trúc phú quý, … để tạo sinh khí cho không gian trong nhà. Không nên sử dụng cây giả bởi nó không mang cảm giác tươi mát và đặc biệt là tính thẩm mỹ của nó không cao.

Màu sắc chủ đạo cho ngôi nhà của gia chủ tuổi Nhâm Tý nên chọn là màu Xanh. Chúng ta có thể sử dụng các màu sắc liên quan của Xanh như Xanh lá, Xanh lục, Xanh nước biển, Xanh dương cho nội thất của ngôi nhà. Gia chủ cũng có thể tạo điểm nhấn bằng các món đồ trang trí có màu Vàng, Đỏ, Nâu nhưng không nên lạm dụng quá nhiều.

Khi không cần thiết, các món đồ trang trí/nội thất bằng kim loại không nên sử dụng bừa bãi, bởi nó mang đến cảm giác lạnh lẽo và không hợp với mệnh cách của gia chủ.

Tin tưởng và làm theo phong thủy là một sự lựa chọn đúng đắn, bởi ông bà ta từng nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Đây cũng là cách để chúng ta có thêm sự tự tin trong những lựa chọn của mình, để tin tưởng vào những điều tốt đẹp của cuộc sống. Như vậy chúng ta đã trả lời được câu hỏi: Người tuổi Nhâm Tý mệnh gì? mà người viết đưa ra ở đầu bài cũng như cung cấp được một số yếu tố phong thủy khi xây nhà của người tuổi Nhâm Tý. Chúng tôi luôn hy vọng bạn sẽ thành công trong những lựa chọn của mình.

Tuổi Quý Mùi hợp màu gì? Chọn trang sức phong thủy cho tuổi Quý Mùi

Ngũ hành tương sinh là vấn đề về tâm linh, phong thủy mà người Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung rất để ý trong những lựa chọn quan trọng. Tin tưởng và làm theo phong thủy là bước đệm để chúng ta tự tin hơn, nắm bắt cơ hội để thành công trong mọi việc. Chúng ta có thể chọn hướng theo phong thủy, chọn màu hợp phong thủy hay chọn trang sức phong thủy, …. để mang lại những điều may mắn cho bản thân và gia đình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách chọn trang sức phù hợp cho tuổi Quý Mùi và tìm đáp án cho câu hỏi: Tuổi Quý Mùi hợp màu gì? 

tuổi quý mùi hợp màu gì

 

Tổng quan tử vi tuổi Quý Mùi.

Quý Mùi là những người có năm sinh 1943 (ngày sinh dương lịch từ 5 tháng 2 năm đến ngày 25 tháng 1 năm 1944) và năm sinh 2003 (ngày sinh dương lịch từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/12/2003).

Người tuổi Quý Mùi cầm tinh con Dê, thuộc mạng Mộc. Theo ngũ hành, Quý Mùi tương sinh với mệnh Thủy, Hỏa, tương khắc với Thổ và Kim.

Tính cách người tuổi Quý Mùi.

Người tuổi Quý Mùi có tính cách ôn hòa, thích sự trầm ổn và không muốn trở thành tâm điểm. Họ cũng là những người tốt bụng, biết sống vì người khác, luôn suy nghĩ cho những người ở xung quanh mình. Bên cạnh đó, họ cũng là những người hướng nội, đôi lúc không bộc lộ ra những cảm xúc ở trong lòng. Họ không thích phản kháng, tuy nhiên cũng rất khó để ép buộc người tuổi Quý Mùi nếu họ không thực sự hứng thú.

Bởi vì luôn suy nghĩ cho những người xung quanh nên Quý Mùi đôi khi phải chịu những thiệt thòi trong cuộc sống. Thế giới nội tâm của người tuổi Quý Mùi khá phong phú nên họ cần một người có thể bên cạnh, cổ vũ tinh thần trong những trường hợp cần thiết.

Tuổi Quý Mùi hợp tuổi nào.

Trong sự nghiệp, Quý Mùi hợp với những người tuổi Quý Mùi, Ất Dậu, Đinh Hợi và Kỷ Sửu. Khi kết hợp với những tuổi này, mọi kế hoạch sẽ được thuận buồm xuôi gió, sự nghiệp thăng tiến và đạt những thành tựu nhất định.

Trong hôn nhân, người tuổi Quý Mùi nên kết hôn với tuổi Quý Mùi, Ất Mùi, Đinh Hợi, Kỷ Sửu, Tân Mão, Tân Tỵ và Kỷ Mão để có một gia đình hạnh phúc và yên ấm, con cháu sum vầy.

Tuổi Quý Mùi hợp màu gì?

Người tuổi Quý Mùi thuộc hành Mộc, nạp âm Dương Liễu Mộc tức gỗ cây Dương, bởi vậy những màu sắc thuộc mệnh Mộc sẽ rất hợp với tuổi Quý Mùi. Bên cạnh đó, theo thuyết ngũ hành, Thủy sinh Mộc, bởi vậy chọn những màu sắc thuộc hành Thủy sẽ vô cùng có lợi cho người tuổi Quý Mùi, mang đến nhiều điều may mắn và thuận lợi.

 

tuổi quý mùi hợp màu gì

Màu Xanh lam, Xanh nước biển, Xanh đen, Đen thuộc hành Thủy.

Đây là những màu tương sinh với người tuổi Quý Mùi. Khi muốn cầu tài lộc, may mắn trong con đường công danh, sự nghiệp thì những màu sắc này sẽ có giá trị tâm linh rất quan trọng đối với Quý Mùi. Bên cạnh đó, những màu sắc này cũng đại diện cho Đại Dương rộng lớn, để con thuyền sự nghiệp của Quý Mùi xuôi chèo mát mái, thành công trên mọi chặng đường.

Màu Xanh lá cây, xanh lục thuộc hành Mộc.

Đây là những màu sắc tương hợp với tuổi Quý Mùi, có tác dụng hỗ trợ họ trong cuộc sống hôn nhân gia đình và cả sự nghiệp.  Đây là những màu sắc giúp mang lại may mắn trên mọi mặt cho người tuổi Quý Mùi, hóa giải những điều xui rủi xảy ra và mang đến nhiều cơ hội thuận lợi để Quý Mùi bứt phá và tăng tốc.

Màu sắc kỵ với Quý Mùi.

Kim khắc Mộc, bởi vậy những màu sắc thuộc hành Kim như Vàng, Ghi, Trắng sẽ tương khắc với người tuổi Quý Mùi. Khi chọn những màu này, Quý Mùi có khả năng bị ảnh hưởng xấu cả về sức khỏe, công danh sự nghiệp và tình yêu, đồng thời gặp phải những điều không may mắn.

Chọn trang sức phong thủy cho tuổi Quý Mùi.

Khi chọn trang sức phong thủy cho tuổi Quý Mùi, chúng ta nên để ý về chất liệu và màu sắc của món trang sức đó một cách cẩn thận. Điều này giúp trang sức phong thủy phát huy được công dụng và tiềm năng của nó trong việc thu hút tài lộc cho người sử dụng. Sau đây là một số cách chọn trang sức phù hợp cho người tuổi Quý Mùi.

tuổi quý mùi hợp màu gì

 

Chọn trang sức theo chất liệu.

Đá phong thủy là chất liệu làm trang sức phổ biến để mang lại may mắn cho mỗi người. Đối với tuổi Quý Mùi, chúng ta nên chọn các loại trang sức từ các loại đá quý như Thạch anh, Mắt mèo, Đá peridot, Hổ phách, Ngọc lục bảo, …. 

Đây là những loại đá mang ý nghĩa phong thủy, giúp người sử dụng xua đuổi tà ma, tránh xa những điều xui rủi. Bên cạnh đó, các loại đá này có bề ngoài đẹp mắt, thể hiện đẳng cấp của mỗi người dùng bằng những món trang sức hiện đại, thanh lịch và vô cùng sang trọng.

Trang sức bằng kim loại như Vàng, Bạc không thực sự hợp với những người tuổi Quý Mùi. Tuy nhiên, nếu chúng ta vẫn muốn sử dụng thì nên kết hợp chúng với các loại đá phong thủy phù hợp để cân bằng năng lượng và mang lại những điều may mắn, tốt lành.

Chọn trang sức theo màu sắc.

Chúng ta đã tìm hiểu về các màu sắc hợp với tuổi Quý Mùi ở phần trên, như vậy, khi chọn trang sức, ngoài việc tìm kiếm chất liệu thì chúng ta cần phải lựa chọn màu sắc hợp lý. Hiện nay trên thị trường trang sức phong thủy đã và đang có sự đa dạng về màu sắc và chất liệu. Chúng ta có thể chọn những chiếc vòng tay bằng Thạch anh đen, ngọc lục bảo màu xanh lục, đá saphia xanh lá cây, …. đều rất phù hợp.

Chúng ta cũng có thể chọn trang sức kim loại kết hợp với mặt dây chuyền bằng đá có các màu Xanh và Đen để thu hút tài lộc, bảo vệ bản thân trước những điều không may mắn.

Như vậy, chúng ta đã có đáp án cho câu hỏi: Tuổi Quý Mùi hợp màu gì? cũng như biết được một số cách chọn trang sức phong thủy cho người tuổi Quý Mùi thông qua bài viết. Tin tưởng và làm theo phong thủy là một cách hữu hiệu để chúng ta có thêm niềm tin, nắm bắt cơ hội và thành công trong nhiều lĩnh vực. Chúng tôi hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với các bạn Qúy Mùi đang quan tâm về phong thủy và muốn lựa chọn cho mình một món trang sức phù hợp. Xin cảm ơn!

 

Tuổi Mậu Dần hợp màu gì? Phong thủy nhà ở cho người tuổi Mậu Dần

Mậu Dần là những người sinh năm 1998, cầm tinh con Hổ, thuộc mệnh Thổ – Thành đầu Thổ – Ðất đầu thành. Trong quá trình xây dựng nhà cửa, ngoài việc xem hướng phong thủy, thì chúng ta cũng cần chọn màu hợp tuổi để sơn tường, mua sắm nội thất. Đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng góp phần thu hút vượng khí, mang đến bình an và may mắn cho cả gia đình. Vậy tuổi Mậu Dần hợp màu gì? Phong thủy nhà ở cho người tuổi Mậu Dần như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

tuổi mậu dần hợp màu gì

 

Tuổi Mậu Dần hợp màu gì?

Mậu Dần thuộc mệnh Thổ. Theo quy luật Ngũ hành tương sinh ta có Hỏa sinh Thổ, có nghĩa là Hỏa tương sinh với Thổ. Bởi vậy, màu sắc thuộc hành Hỏa như Đỏ, Cam, Tím rất phù hợp với người tuổi Mậu Dần. Mặt khác, Thổ tương hợp với Thổ cho nên các màu sắc có hành Thổ như Vàng, Nâu cũng khá phù hợp với Mậu Dần.

tuổi mậu dần hợp màu gì

 

Thuyết ngũ hành đã có tương sinh thì sẽ có tương khắc. Màu Xanh lá cây, Xanh lục là những màu tương khắc với người tuổi Mậu Dần. Những màu này thuộc hành Mộc, tương khắc với hành Thổ, nên khi chọn mua đồ phong thủy, người tuổi Mậu Dần nên tránh xa các màu đó.

Mỗi màu sắc khi kết hợp với người tuổi Mậu Dần sẽ có những ý nghĩa khác nhau. Có thể chúng mang ý nghĩa của sự may mắn, bình an, hoặc cũng có thể chúng mang đến những điều tốt lành trong sự nghiệp.

Màu Đỏ: 

Đây là màu đặc trưng của hành Hỏa, thể hiện cho sức mạnh và sự uy quyền. Màu Đỏ cũng là biểu tượng cho sự táo bạo và quyết tâm mạnh mẽ, để Mậu Dần vượt lên khó khăn, nắm bắt cơ hội và bứt phá trong công việc. Khi chọn màu Đỏ cho vật dụng trong nhà hay đồ trang sức cho người tuổi Mậu Dần, nó sẽ mang đến nguồn năng lượng mới, để gia chủ có cơ hội thành công trong mọi lĩnh vực.

Màu Cam:

 Cũng tương tự màu Đỏ – là màu thuộc hành Hỏa, tương sinh với hành Thổ của người tuổi Mậu Dần. Đây là một màu sắc có tính ấm áp, đại diện cho những gì vui vẻ và tươi mới. Khi chọn màu Cam cho tổ ấm của mình, người tuổi Mậu Dần sẽ luôn cảm nhận được không khí ấm áp chan hòa của hạnh phúc gia đình. Màu Cam sẽ mang lại điềm lành cho cuộc hôn nhân, để vợ chồng hòa hợp, con cái sum vầy.

Màu Tím: 

Màu này thuộc hành Hỏa, nó cũng là màu phù hợp cho Mậu Dần. Màu Tím tượng trưng cho sức mạnh và trí tuệ, khi kết hợp với người tuổi Mậu Dần sẽ mang đến nhiều may mắn cho con đường công danh, thi cử.

Màu Vàng và màu Nâu: 

Đây là 2 màu sắc đặc trưng của hành Thổ, tương hợp với tuổi Mậu Dần. Nếu như màu Vàng thể hiện cho những gì tươi sáng, cho sự thông thái và anh minh thì màu Nâu lại là biểu tượng của sự trầm ổn, chắc chắn. Khi sử dụng 2 màu sắc này cho nội thất căn nhà của người tuổi Mậu Dần sẽ giúp giia chủ thu hút tài lộc, thuận lợi cả trong đường công danh lẫn sự nghiệp.

Phong thủy nhà ở cho người tuổi Mậu Dần.

 Khi xây nhà, muốn phong thủy hòa hợp, chúng ta cần chọn hướng, màu sắc chủ đạo, cách bố trí các phòng hợp với tuổi và bản mệnh. Điều đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự bình yên, hòa hợp của gia đình chủ nhà.

tuổi mậu dần hợp màu gì

 

Tuổi Mậu Dần hợp xây nhà hướng nào?

Các hướng Cát khí cho người tuổi Mậu Dần khi có ý định xây nhà bao gồm:

Hướng Tây Bắc: Diên Niên – Củng cố các mối quan hệ trong gia đình, để vợ chồng con cái êm ấm, thuận hòa.

Hướng Đông Bắc: Sinh Khí – Giúp thu hút tài lộc, thuận lợi trong đường công danh và sự nghiệp

Hướng Tây Nam: Phục Vị – Mang đến sức mạnh tinh thần, củng cố nguồn năng lượng tốt, mang lại phúc khí cho gia đình.

Hướng Tây: Thiên Y – Sức khỏe dồi dào, đẩy lùi bệnh tật.

Các hướng xấu, đại kỵ mà người tuổi Mậu Dần không nên xây nhà: Bắc (Tuyệt Mệnh); Đông (Hoạ Hại); Đông Nam (Ngũ Quỷ); Nam (Lục Sát).

Bố trí phong thủy cho các phòng.

Khi chọn hướng các phòng trong ngôi nhà, chúng ta cũng cần tham khảo theo các hướng Cát khí của người tuổi Mậu Dần.

Phòng khách, phòng ngủ, hướng của chính đều nhìn về các hướng Cát khí như Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam và hướng Tây.

Nhà vệ sinh, khu vực phòng giặt, chậu rửa nên nhìn về các hướng Hung khí như Bắc, Đông, Đông Nam, Nam để xả trôi những điều xui rủi.

Bố trí nội thất và chọn tone màu.

Như chúng tôi đã giải thích về các màu sắc phù hợp với người tuổi Mậu Dần ở phần đầu bài. Khi Mậu Dần chọn tone màu chủ đạo cho căn nhà thì nên chọn các màu Đỏ, Cam, Vàng, Nâu để phù hợp theo thuyết ngũ hành.

Trong các màu sắc trên, thì màu Vàng sẽ rất phù hợp để làm màu chủ đạo. Nó vừa mang đến không gian tươi sáng cho căn nhà, lại vừa mang đến sự sang trọng và hiện đại. Khi chọn màu Vàng, các mẫu nội thất với màu sắc tương tự cũng khá phong phú để gia chủ thoải mái lựa chọn. Bạn có thể kết hợp nội thất màu cam, nâu, vàng nhạt, vàng đất, … đều phù hợp.

Gia chủ có thể thêm cây xanh để tạo điểm nhấn cho không gian nhưng nhìn chung nên tiết chế. Bởi vì màu Xanh lá cây là màu tương khắc với mệnh Thổ, nếu lạm dụng các màu này sẽ mang đến những điều bất lợi cho gia đình. Khi trồng cây, có thể chọn các loại cây như cây Trường Sinh, cây Phong Lộc, cây Vạn Niên Thanh… Chúng có tác dụng thu hút tài lộc, gia tăng vượng khí trong nhà, và phần nào giảm thiểu sự xung khắc trong màu sắc thuyết ngũ hành

Vật liệu gốm sứ để trang trí là một gợi ý rất hay cho gia chủ tuổi Mậu Dần. Bạn có thể chọn các loại bình gốm sứ, lọ hoa, bộ ấm chén, … vừa có thể trang trí, lại vừa có công năng sử dụng phù hợp với nhu cầu.

Như vậy chúng ta đã cùng nhau trả lời cho câu hỏi: Tuổi Mậu Dần hợp màu gì? Đồng thời cũng có thêm thông tin về phong thủy nhà ở cho người tuổi Mậu Dần. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ giúp các bạn đọc có thêm kiến thức để đưa ra những chọn lựa đúng đắn cho bản thân và gia đình.

Tuổi Canh Ngọ hợp màu gì? Tổng quan phong thủy tuổi Canh Ngọ

Tuổi Canh Ngọ hợp màu gì? là câu hỏi được đời đầu 9x quan tâm rất nhiều khi có ý định chọn mua các món đồ phong thủy. Một số người không quan tâm nhiều đến vấn đề chọn màu hợp tuổi, tuy nhiên, có thể bạn chưa biết mỗi bản mệnh đều có những màu tương sinh và tương khắc theo quy luật ngũ hành. Việc chọn màu hợp tuổi có tác dụng mang lại những điều may mắn và bình an cho mỗi cá nhân trong hành trình mang tên cuộc sống. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về bản mệnh tuổi Canh Ngọ và những vấn đề phong thủy liên quan Canh Ngọ.

tuổi canh ngọ hợp màu gì

 

Tổng quan về tử vi tuổi Canh Ngọ.

Tuổi Canh Ngọ là những người có năm sinh 1990, cầm tinh con Ngựa – Thất Lý Chi Mã (Ngựa trong nhà). Người tuổi Canh Ngọ rất tốt bụng, thường có lòng giúp đỡ người khác. Họ cũng là người ngay thẳng, thật thà nên được mọi người yêu quý và tôn trọng. 

Tính cách người tuổi Canh Ngọ.

Có thể nói Canh Ngọ giống một con ngựa được nuôi trong nhà, những vẫn không mất đi được bản tính hiếu chiến của nó. Canh Ngọ là những người có tư duy lớn, dễ dàng nắm bắt được những điều mới mẻ để thăng tiến trong sự nghiệp và đốt cháy giai đoạn trong tình yêu.

Người tuổi Canh Ngọ có thế giới nội tâm phong phú. Tuy bên ngoài họ là người hòa đồng, dễ kết giao bạn bè, nhưng những người bạn thực sự, có thể khai phá nội tâm của Canh Ngọ lại khá ít. Đây cũng là điều khiến Canh Ngọ khá khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc và tình cảm với người khác.

Điểm yếu về tính cách của người tuổi Canh Ngọ đó là khá nóng nảy, quá ngay thẳng nên nhiều lúc khó lấy lòng người khác, và có thể xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc. Nếu khắc phục được nhược điểm này, Canh Ngọ sẽ hoàn hảo hơn trong mắt người đối diện, gặp nhiều thăng tiến trong công việc và cả tình duyên.

Canh Ngọ hợp tuổi nào?

tuổi canh ngọ hợp màu gì

 

Với điểm yếu là thẳng tính và khá nóng nảy của mình, Canh Ngọ cần tìm những người có tuổi phù hợp để dung hòa những vấn đề đó. Nếu chọn được đối tác có tuổi phù hợp, Canh Ngọ sẽ làm nên nhiều điều đặc biệt, mang lại hạnh phúc cho gia đình và tạo ra những thành quả lớn lao trong sự nghiệp.

Trong hôn nhân. Canh Ngọ hợp với các tuổi: Tân Mùi, Giáp Tuất, Đinh Sửu, Mậu Thìn. Khi kết hợp với những con giáp này, Canh Ngọ có thể phát huy được các tính tốt và dung hòa những mặt còn hạn chế của mình. 

Trong sự nghiệp, Canh Ngọ nên hợp tác với những tuổi: Tân Mùi, Giáp Tuất, Đinh Sửu. Đây là những con giáp có khả năng hỗ trợ Canh Ngọ rất lớn trong sự nghiệp. Khi kết hợp với những con giáp này trong làm ăn, công việc sẽ “xuôi chèo mát mái”, mọi chuyện hanh thông và thu hút tài lộc.

Canh Ngọ kỵ với các tuổi Bính Dần, Nhâm Thân, Quý Dậu, Mậu Dần, Giáp Thân và Ất Dậu. Khi muốn hợp tác làm ăn, Canh Ngọ nên tránh các tuổi này để không mang đến những phiền phức đáng tiếc.

Tuổi Canh Ngọ hợp màu gì?

tuổi canh ngọ hợp màu gì

 

Không phải tự nhiên mà chúng ta luôn tìm hiểu màu sắc hợp phong thủy khi mua sắm vật dụng (đá phong thủy, trang sức, …), nội thất, sơn nhà. Đây là quan niệm kế truyền từ thời xa xưa. Theo đó khi chúng ta tin và sắp xếp cuộc sống thuận theo phong thủy ngũ hành thì có thể tránh đi những điều xui rủi, thu hút may mắn, bình an và tài lộc. Ngoài ra, khi chúng ta chọn màu sắc hợp phong thủy cũng là một cách để điều hòa âm dương – ngũ hành, giúp cuộc sống thêm phần tốt đẹp.

Canh Ngọ thuộc mệnh Thổ – Lộ Bàng Thổ nghĩa là đất ven đường đi. Bởi vậy những màu sắc thuộc hành Thổ như Vàng, Nâu sẽ rất phù hợp với người tuổi Canh Ngọ. 

Cũng theo thuyết ngũ hành, Hỏa sinh Thổ có nghĩa là Thổ được sinh nhập, rất có lợi cho Thổ. Như vậy màu sắc tương sinh với Canh Ngọ là màu Đỏ, Cam, Tím.

Đỏ, Cam và Tím là các màu thuộc hành Hỏa, tương sinh với mệnh Thổ. Đây là những màu mang lại sự may mắn, tình duyên như ý cho người tuổi Canh Ngọ. Bên cạnh đó, đây cũng là những màu mang tone ấm, thể hiện nhiệt huyết, sức mạnh, uy quyền và sự sáng tạo, rất phù hợp để tuổi Canh Ngọ thể hiện bản lĩnh và phong cách của mình, để từ đó thăng tiến trong sự nghiệp, thuận lợi trong tình duyên.

Vàng và Nâu là màu sắc thuộc hành Thổ, tương hợp với tuổi Canh Ngọ. Màu Vàng mang lại sự ấm áp, trẻ trung khiến con người trở nên thoải mái, linh hoạt trong mọi tình huống. Màu Nâu mang đến sự trầm ổn và chắc chắn. Màu Nâu mang lại cho người tuổi Canh Ngọ sự yên bình, an nhiên và bình tĩnh vượt qua mọi sóng gió trong cuộc sống.

 Tuổi Canh Ngọ kỵ màu gì?

Trong thuyết ngũ hành, có tương sinh thì sẽ có tương khắc. Theo đó, Mộc khắc với Thổ, bởi vậy những màu sắc thuộc hành mộc như Xanh lá cây, Xanh lục đậm, Xanh da trời sẽ là các màu kỵ với người tuổi Canh Ngọ. Khi chúng ta cố chấp sử dụng các màu này, sẽ mang lại những điều không may, ảnh hưởng đến vận khí cũng như khả năng thu hút tài lộc của người tuổi Canh Ngọ.

Như vậy, qua bài viết này chúng ta đã tìm hiểu thông tin để trả lời cho câu hỏi: Tuổi Canh Ngọ hợp màu gì? Với những thông tin trên, hy vọng các bạn tuổi Canh Ngọ có thể đưa ra cho mình những sự lựa chọn đúng đắn nhất để mang đến những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình. 

Tuổi Quý Dậu 1993 hợp với tuổi nào? Bí mật phong thủy cho tuổi Quý Dậu.

Quý Dậu là những người có năm sinh 1993, cầm tinh con Gà. Đến thời điểm năm 2021, Quý Dậu đã chạm ngưỡng 28 tuổi, cũng là độ tuổi phù hợp để xây dựng gia đình và sự nghiệp cho riêng mình. Vậy tuổi Quý Dậu 1993 hợp với tuổi nào trong 12 con giáp để hôn nhân hạnh phúc và sự nghiệp thăng hoa? Phong thủy cho tuổi Quý Dậu là như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Tuổi Quý Dậu 1993 hợp tuổi nào?

Cũng như những con giáp khác, xem tuổi đối tác trong hôn nhân và sự nghiệp của Quý Dậu 1993 là một điều rất quan trọng, góp phần quyết định sự thành công hay thất bại trong tương lai. Người tuổi Quý Dậu rất thông minh, tính tình ngay thẳng và công bằng. Họ cũng là người độc lập, chăm chỉ và có tài quản lý. Bởi có chí tiến thủ cao cùng với khả năng vượt trội của mình, Quý Dậu rất dễ thăng tiến trong công việc.

Tuy nhiên, tuổi Quý Dậu có một điểm yếu trong tính cách đó là dễ nóng giận và khá cố chấp nên đôi khi không được lòng người đối diện, ảnh hưởng không nhỏ đến sự thăng tiến cũng như hạnh phúc gia đình.

Trong hôn nhân, tuổi Quý Dậu 1993 hợp với tuổi nào?

Có thể khi đang yêu chúng ta không quan tâm đến chuyện tuổi tác. Thậm chí một số cặp đôi theo quan niệm phương Tây cũng không xem trọng vấn đề này. Tuy nhiên, ông bà ta đã nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” vấn đề tuổi tác cũng đóng góp một phần rất quan trọng trong đời sống hôn nhân gia đình.

Có 2 cách để chọn tuổi hợp với Quý Dậu 1993 đó là căn cứ theo Tam hợp – Tứ hành xung hoặc theo Ngũ hành tương sinh – tương khắc.

Theo Tam hợp – Tứ hành xung, ông bà ta quan niệm mỗi tuổi sẽ có 3 con giáp là Tam hợp và 4 con giáp là Tứ hành xung. Ở đây chúng ta chưa xét đến Can (Quý, Đinh, Ất, …)

tuổi quý dậu 1993 hợp với tuổi nào

 

 Như vậy, Dậu hợp với Tỵ và Sửu: Trong hôn nhân khi Dậu kết hợp với Tỵ và Sửu thì sẽ có tác dụng hỗ trợ, bù trừ cho nhau những thiếu sót để mang đến một gia đình hạnh phúc, sum vầy và sung túc. Quý Dậu cũng là một người rất phù hợp để làm chồng, làm vợ bởi họ là những người trầm ổn, biết chăm lo cho gia đình. Bởi vậy, khi chọn được người hợp tuổi, gia đình của họ sẽ vô cùng viên mãn.

Theo Ngũ hành tương sinh – tương khắc thì Quý Dậu 1993 thuộc mệnh Kim – Kiếm phong Kim – nghĩa là kiếm bọc vàng.  Theo thuyết ngũ hành ta có: Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

tuổi quý dậu 1993 hợp với tuổi nào

 

Theo đó, Quý Dậu thuộc mệnh Kim tương sinh với những tuổi có mệnh Thổ, Thủy, tương hợp với những tuổi có mệnh Kim. Xét theo độ tuổi thì Quý Dậu 1993 hợp với 1976 (Bính Thìn), 1977 (Đinh Tỵ), 1990 (Canh Ngọ), 1991 (Tân Mùi), 1998 (Mậu Dần), 1999 (Kỷ Mão), 2006 (Bính Tuất) và 2007 (Đinh Hợi), …

Như vậy Quý Dậu 1993 tương khắc với tuổi có mệnh Hỏa và Mộc. Khi kết hợp với người có bản mệnh này, hai vợ chồng sẽ xung khắc lẫn nhau, ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc gia đình.

Trong sự nghiệp, tuổi Quý Dậu 1993 hợp tuổi nào?

Trong sự nghiệp làm ăn buôn bán, người ta thường căn cứ vào thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc nhiều hơn là Tam hợp – Tứ hành xung.

Như đã giải thích về các bản mệnh tương sinh tương khắc của tuổi Quý Dậu 1993 ở trên, khi kết hợp làm ăn buôn bán, Quý Dậu 1993 nên chọn tuổi có mệnh Thổ và mệnh Thủy. 

Đối với người mệnh Thổ: Họ sẽ là người hỗ trợ đắc lực cho Quý Dậu 1993 trong việc làm ăn. Có thể xem đây là quý nhân phù trợ của Quý Dậu. Khi hợp tác làm ăn với người mệnh Thổ, mọi chuyện sẽ thuận buồm xuôi gió, thu hút tài lộc và ăn nên làm ra.

Đối với người mệnh Thủy: Theo ngũ hành, Kim sinh Thủy bởi vậy Qúy Dậu 1993 rất phù hợp để trợ lực cho người mệnh Thủy. Trong mối quan hệ này Quý Dậu nên là cấp dưới chứ không phải là đối tác làm ăn của người mệnh Thủy. Với mối quan hệ đó, con đường sự nghiệp của Quý Dậu sẽ rộng mở và thăng tiến rất nhanh.

Phong thủy tuổi Quý Dậu 1993.

Như đã nói, Quý Dậu 1993 thuộc mệnh Kim, bởi vậy phong thủy của Quý Dậu 1993 liên quan chặt chẽ tới hành Kim.

Màu sắc phù hợp với Quý Dậu 1993: Vàng, Nâu, Nâu đất thuộc hành Thổ để tương sinh. Tiếp đến là màu Trắng, Trắng ngà, Kem thuộc hành Kim để tương hợp lẫn nhau.

Quý Dậu 1993 kỵ các màu sắc thuộc hành Hỏa như Đỏ, Cam, Hồng, Tím. Nếu chúng ta cố chấp sử dụng các màu này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như thu hút những điều không may mắn.

Khi xây nhà, tuổi Quý Dậu 1993 nên xây nhà theo 1 trong những hướng sau: Tây Bắc, Đông Bắc, Tây, Tây Nam. Đây là những hướng tốt đối với hành Kim, giúp rước tài lộc và vận khí tốt vào ngôi nhà, để mọi điều “xuôi chèo mát mái”.

Nên tránh các hướng Bắc, Nam, Đông và Đông Nam bởi chúng là những hướng rất xấu đối với hành Kim. Nếu tình thế bất đắc dĩ phải xây nhà theo các hướng như vậy, thì cần bố trí lại bố cục phong thủy, hoặc đổi hướng cửa chính để giảm bớt những vận xấu.

tuổi quý dậu 1993 hợp với tuổi nào

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi: Tuổi Quý Dậu 1993 hợp với tuổi nào? Cũng như cung cấp cho bạn đọc một số thông tin phong thủy của Quý Dậu 1993. Tuy nhiên, đây mới chỉ là “điều kiện cần” chứ không phải là điều quyết định cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc hay một sự nghiệp vĩ đại. Mọi việc xảy ra trên đời và kết quả của những sự việc đó luôn có chứa phần lớn là sự cố gắng, khả năng thích nghi cũng như không ngừng học hỏi của bản thân mỗi người. Với những thông tin đã cung cấp ở trên, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ có thêm sự tự tin để mang lại một cuộc sống hạnh phúc và ấm no cho bản thân và gia đình nhỏ của mình.